Trồng đu đủ

Giải đáp: Trồng cây đu đủ trước nhà có tốt không?

Cây đu đủ là loài trái cây rất được yêu thích tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Quả đu đủ có vị dịu ngọt, thanh mát và rất giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Do đó đu đủ được trồng rất nhiều trong các gia đình.

Tuy nhiên khi chọn trồng đu đủ trước nhà, gia đình thường băn khoăn liệu Có nên trồng đu đủ trước nhà không? Trồng đu đủ trước nhà có tốt không?,….  Đây là một thắc mắc chung của rất nhiều người, bởi trước nhà có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến tài vận, may mắn của gia đình.

Trong bài viết này Fotrr.com sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi “Trồng cây đu đủ trước nhà có tốt không?”. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết!

Trồng cây đu đủ trước nhà có tốt không?

Trồng cây đu đủ trước nhà có tốt không?
Trồng cây đu đủ trước nhà có tốt không?

Thực tế khi trồng bất kỳ loài cây nào ở trước nhà, gia chủ cũng đắn đo suy nghĩ rất nhiều. Biểu hiện cụ thể nhất là có rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc trồng cây trước nhà được nhiều bạn quan tâm như “Có nên trồng cây nhội trước nhà không?“, “Có nên trồng bông trang trước nhà không?“,….

Trước cửa nhà chính là vị trí phong thủy rất quan trọng đối với gia đình. Nó là nơi các nguồn năng lượng, sinh khí, tài lộc luân chuyển vào nhà. Vậy liệu trồng cây đu đủ trước nhà có tốt không?

Về phong thủy cây đu đủ là một linh khí giúp chiêu tài, tích tiểu thành đại và nó thể hiện phúc ấm con chấu nhiều xum xuê, thịnh vượng. Chính vì thế theo phong thủy trồng cây đu đủ trước nhà rất tốt.

Về giá trị, từ rễ cho đến ngọn của cây đu đủ đều có giá trị sử dụng và nó mang đến nhiều lợi ích cho con người, cụ thể như sau:

  • Rễ đu đủ được dùng để điều trị hôi chân rất hiệu quả
  • Nhựa hoa đu đu rất tốt cho chị em phụ nữ yêu thích làm đẹp bởi nó giúp làm hồng gót chân.
  • Thân cây đu đủ bạn có thể lột bỏ vỏ, thái lát rồi phơi khô để kho thịt, đây sẽ là một món ăn rất độc đáo và ngon miệng.
  • Lá non đu đủ có thể dùng để xào tỏi, nó sẽ giúp điều trị bệnh sỏi thận.
  • Hoa đu đủ hỗ trợ điều trị ho
  • Theo Đông y, cọng lá đu đủ sắc uống có thể giúp làm giảm các triệu chứng ung thư.
  • Giá trị dinh dưỡng của quả đu đủ được đánh giá rất cao, nó có nhiều vitamin C, vitamin A và nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác giúp sáng mắt, tăng cường hệ miễn dịch,….

Về tính thẩm mỹ, cây đu đủ xanh tốt quanh năm, ít rụng lá nên gia chủ không tốn nhiều công sức dọn dẹp. Trồng đu đủ trước nhà sẽ giúp làm đẹp cho không gian, giúp cảnh quan sân vườn luôn tươi mát.

Lưu ý khi trồng đu đủ trước nhà

Lưu ý khi trồng đu đủ trước nhà
Lưu ý khi trồng đu đủ trước nhà

Trồng đu đủ trước nhà không những giúp tạo cảnh quan tươi mát mà nó còn có ý nghĩa rất tốt về phong thủy. Tuy nhiên khi trồng cây đu đủ trước nhà bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

Tránh trồng đu đủ ngay giữa lối vào nhà bởi nó sẽ làm cản trở sự lưu thông của các nguồn năng lượng và gây bất tiện cho việc di chuyển.

Tránh trồng 1 cây độc nhất, nên trồng 2, 3, 5, 7 hoặc 9 cây đu đủ, đây là những số đẹp, tốt trong phong thủy.

Nên loại bỏ ngay những lá gãy uasm héo vàng để giữ cảnh quan ngôi nhà luôn sạch đẹp. Nên thu hoạch trái khi chính tránh để đu đủ rụng đầy gốc vì nó sẽ gây mất thẩm mỹ, gây mùi và thu hút sâu bọ, ruồi nhặng,…

Hướng dẫn cách trồng cây đu đủ

Hướng dẫn cách trồng cây đu đủ
Hướng dẫn cách trồng cây đu đủ

Cây đu đủ là cây nhiệt đới, rất thích hợp với khí hậu tại Việt Nam nên việc trồng cây ở đây rất dễ dàng và cây sinh trưởng tốt. Cách trồng cây đu đủ như sau:

Về thời điểm trồng cây

Đu đủ ra quả quanh năm tuy nhiên sẽ có màu cây ra trái nhiều, mùa cây ra trái ít. Để đu đủ có năng suất cao, hạn chế sâu bệnh bạn nên trồng vào các thời điểm sau:

  • Nơi chủ động được nước tưới tiêu nên trồng vào tháng 7, tháng 8
  • Nơi không chủ động nước thì nên trồng sau mùa lũ

Về đất và dụng cụ trồng cây

Bạn có thể trồng đu đủ trực tiếp ra đất hoặc trồng trong thùng xốp, chậu cây cảnh loại lớn. Lưu ý dụng cụ trồng đu đủ cần phải có lỗ thoát nước.

Trước khi trồng nên làm đất kỹ để đất được tơi xốp, thoáng khí. Đồng thời cần phải bón lót phân hữu cơ hoặc sử dụng phân chuồng để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây.

Về giống cây đu đủ

Bạn có thể lấy giống đu đủ từ quả đu đủ chín hoặc mua hạt giống tại cửa hàng hạt giống. Với quả đu đủ chín bạn tách hạt ra rồi rửa sạch loại bỏ lớp nhớt bên ngoài hạt. Lưu ý khi rủa bạn cần loại bỏ các hạt lép bị nổi lên mặt nước, chỉ nên giữ lại những hạt đen chìm. Tiếp theo bạn để ráo nước rồi mang đi gieo.

Cách gieo hạt

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị bầu ươm hoặc viên nén xơ dừa để tiến hành gieo hạt lưu ý bầu ươm cần có lỗ thoát nước. Tiếp theo gieo hạt vào đất rồi phủ 1 lớp đất mỏng lên trên.

Kế đến bạn tưới một ít nước để giữ ẩm cho đất mà mang bầu ươm đặt vào vị trí khô ráo, thoáng mát. Đợi khoảng 10 – 15 ngày hạt giống sẽ nảy mầm. Sau khi cây con được 20-30 ngày thì bạn mang đi trồng.

Cách trồng cây vào đất

Rễ cây đu đủ sẽ không ăn sâu vào đất, hơn nữa cây có trái rất sai nên dễ bị ngã đổ do gió, bão. Vì thế khi trồng đu đủ, bạn nên trồng cây nghiêng theo chiều gió, nó sẽ giúp cây chống ngã đổ và giúp tăng năng suất.

Mỗi cây nên trồng cách nhau tầm 1,5 – 2m, và mỗi hàng cần cách nhau từ 2,503m để cây có không gian xòe tán, đón nắng và để tiện cho việc chăm sóc.

Cách chăm sóc đu đủ

Cách chăm sóc đu đủ
Cách chăm sóc đu đủ

Việc chăm sóc cây đu đủ rất dễ dàng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tưới nước: Đu đủ ưa nước nhưng chịu úng kém, mùa khô nên tưới nhiều nước cho cây, mùa mưa bạn cần chú ý thoát nước để không làm hỏng rễ cây. Nên phủ cổ, rơm rạ qua gốc cây để hạn chế cỏ dại và làm giảm quá trình bốc hơi nước vào mùa nắng.
  • Bón phân: Khi cây được 1 tháng tuổi, bạn cần bón thúc thúc 50g phân NPK Đầu trâu 16-12-8-11+TE cho mỗi gốc cây và bón 7 ngày/1 lần. Cây từ 1-3 tháng tuổi, bạn bón từ 70 -100g NPK Đầu trâu 16-12-8-11+TE cho mỗi gốc cây và từ 15 – 20 ngày thì bón 1 lượt. Cây từ 3-7 tháng thì mỗi tháng bạn chỉ cần bón từ 100 – 150g phân NPK Đầu trâu 12-12-17-9+TE. Lưu ý nên hòa phân vào nước rồi tưới cách gốc cây tầm 20cm.
  • Chống đỡ cây: Cây đu đủ ra hoa kết quả, khoảng 2,5 tháng tuổi nếu cây sai trái bạn nên dùng cọc chống cho cây để tránh cây bị nghiêng đổ làm ảnh hưởng đến năng suất.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Đu đủ thường bị các loại sâu bệnh như rệp sáp, bọ nhảy, bọ xít, nhện đỏ,… nó gây hại cho lá và quả. Khi phát hiện cây có dấu hiệu bị các sâu bệnh này tấn công bạn có thể dùng Decis 2,5ND (nồng độ 0,1%), Trebon (nồng độ 1%) để diệt trừ sâu bệnh. Ngoài ra cây còn có thể bị nhiễm virus xoăn ngọn, phấn trắng, thán thư,… bạn nên theo dõi và xử lý kịp thời.

Như vậy trên đây chuyên mục Phong thủy – Fotrr.com đã giải đáp câu hỏi “Trồng cây đu đủ trước nhà có tốt không? và cách trồng, chăm sóc cây. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn. Nếu có thắc mắc gì bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *